Tập tính Lửng lợn Đông Dương

Chúng có khả năng đều thích nghi với nhiều môi trường khác nhau từ rừng sâu trũng đến rừng sâu có độ cao 3.500m so với mặt biển. Đôi khi kiếm ăn ở vùng đất cánh tác ven rừng. Lửng lợn là loài ăn tạp, thức ăn của nó gồm trái cây, củ và động vật nhỏ. Đây là loài động vật ăn đêm. Thức ăn gồm nhiều loại măng, củ, giun, côn trùng, con vật kể cả cuốn chiếu, chúng dùng mũi đảy hoặc bới đất giống lợn rừng. Có thể dùng móng chân trước bới tìm côn trùng, củ. Kiếm ăn đêm, một mình. Ban ngày ngủ trong hang đất tự đào[4] Lửng lợn là giống thú hoang chuyên sục tìm ăn tổ mối, gặp được tổ mối là nó cắm đầu đào bới, mỗi khi cái lưỡi đỏ như son của nó khoen một vòng là nhiều con mối được gạt xuống dạ dày to bất thường của nó.

Thị giác không tốt, nhưng khứ giác rất tốt. Lửng lợn đi lại chậm rãi và ít để ý đến xung quanh. Cái đầu nhỏ ngúc ngoắc, có tiếng động cũng không thấy nó phản ứng như bị điếc bẩm sinh và có câu điếc lửng chỉ về tật khiếm thính của nó. Thân có mùa hôi rất nặng, trên người lửng lợn luôn toát ra thứ mùi hôi khó chịu khiến mọi loài sống xung quanh đều né, mùi hôi của nó là vũ khí tự vệ hữu hiệu. Nó thường xuyên vừa đi vừa xả hơi còn ghê hơn mùi hôi cố hữu. Những con thú ăn thịt chỉ ngửi thấy mùi hôi lửng là bỏ qua. Mỡ lửng lợn còn hôi hơn cả mùi trên mình nó từ đó có câu ví hôi như lửng lợn. Mùa giao phối có thể ghép đôi. Mỗi lần đẻ 2-3 con, ở trại nuôi dưỡng có thể sống đến 14 năm[4]. Nếu ở góc rừng bất chợt có trận chiến xảy ra thì chỉ là ở trong loài lửng với nhau do tranh nhau con cái. Lũ chúng đều hôi như nhau nên không cảm thấy đồng loại hôi.